TUỆ VÔ TUỆ, Tuệ là gì? Tại sao lại nói Tuệ Vô Tuệ.
Định nghĩa: Tuệ là mức độ cải tạo thế giới quan xung quanh chữ nhân bằng chân tâm.
Từ định nghĩa trên ta thấy tuệ chính là kết quả cải tạo thế giới quan của tuệ linh (linh hồn) thông qua vô lượng kiếp tu hành khi an trụ vào thân tướng con người hoặc nhiều chúng sinh khác.
Từ định nghĩa trên ta thấy tuệ chính là kết quả cải tạo thế giới quan của tuệ linh (linh hồn) thông qua vô lượng kiếp tu hành khi an trụ vào thân tướng con người hoặc nhiều chúng sinh khác.
Tuệ linh (linh hồn) chính là sự liên kết của các nhóm hạt năng lượng có mã sóng trí tuệ từ phức tạp đến siêu phức tạp di chuyển trong không gian. Nói theo quan niệm dân gian hoặc nhiều tôn giáo hiện nay thì tuệ linh (linh hồn) là sự kết tụ cảu linh khí có trí tuệ di chuyển trong không gian.
Linh khí cũng chính là các hạt năng lượng có liên kêt dây chặt chẽ, có sự tuần hoàn sóng điện giữa các hạt năng lượng thông qua liên kết dây, tạo thành tuần hoàn không ngừng nghỉ, và trong các hạt năng lượng đó có các mã sóng trí tuệ từ phức tạp đến siêu phức tạp có ý thức có suy nghĩ di chuyển được trong không gian.
Khi tuệ linh (linh hồn) an trụ vào thân tướng con người hoặc các chúng sinh khác thì được gọi là tâm.
Bản chất của tuệ, tuệ có hai bản chất đó là: Cải tạo thế giới quan và phá hoại thế giới quan. Khi các tuệ linh (linh hồn) trải qua quá trình tu tập dưới nhân gian, họ an trụ trong nhiều thân tướng khác nhau. Thông qua sự tương tác giữa các mối quan hệ trong thế giới quan, các hình tướng đạo mà hành động của họ được phân chia làm hai hướng đó là cải tạo hoặc phá hoại thế giới quan. Dựa trên các kết quả của những hành động đó mà họ được con người hoặc hội đồng tuệ linh tôn vinh, sắc phong, công nhận thành nhiều mức độ khác nhau.
Cải tạo thế giới quan. Bao gồm các mức độ: Thánh nhân, thần – Bồ tát, Thiên thần – Phật, Chúa
Thánh nhân, thần: là những người trải qua quá trình vô lượng kiếp tu hành dưới cõi trần, họ đã chấp nhận hi sinh thân tướng, hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ quốc gia, dân tộc, họ gây dựng lên quốc gia dân tộc và bảo vệ quốc gia dân tộc đó, nhưng họ còn chấp vào quốc gia dân tộc đó nên có thể tàn sát người của quốc gia dân tộc khác. Vì lợi ích quốc gia dân tộc mình, họ sẵn sàng xả thân để chiến đấu bảo vệ tổ quốc và khi chết đi họ được dân chúng dân tộc đó tôn thờ thì được gọi là thánh nhân, vị thần. Ví dụ như Việt Nam có các vua Hùng, Hưng Đạo Đại Vương, ...đến nay có bác Hồ, bác Giáp, được nhân dân Việt Nam tôn thờ như những vị Thần, vị Thánh của dân tộc.
Bồ Tát, Thiên thần: là những người sẵn sàng hi sinh lợi ích, hi sinh thân tướng để cứu độ chúng sinh. Nhưng họ còn chấp vào việc ai kêu cứu thì mới cứu, họ không còn phân biệt quốc gia dân tộc, họ thấu hiểu nhân quả thấu hiểu khổ đau, họ không màng giả tướng mà sẵn sàng cứu độ khi ai kêu cứu.
Phật, Chúa: là những người thấu khổ đau, thấu vũ trụ không màng lợi ích thân tướng sẵn sàng hi sinh để đi phổ độ cứu độ chúng sinh trời người, họ mang ánh sáng giáo lý sự thật của nhân quả để đi lan tỏa khắp chúng sinh, đến khi họ chết được chúng sinh tôn thờ họ được cả vũ trụ trời người công nhận và phong tặng quả vị phật, chúa.
Mỗi một mức độ cải tạo thế giới quan như vậy họ sẽ tỏa ra hào quang màu sắc tương ứng. Thánh nhân sẽ tỏa màu tím, hồng, xanh vì họ còn chấp vào quốc gia dân tộc. Bồ tát, thiên thần họ sẽ tỏa hào quang trắng vàng nhạt, vì họ chỉ còn chấp ai kêu cứu mới cứu, họ còn phân biệt không kêu cứu thì họ không cứu. Phật có màu hào quang vàng sáng tỏa ra vì họ không chấp họ sẵn sàng cứu độ phổ độ kể cả ai không khổ không kếu cứu.
Phá hoại thế giới quan bao gồm: Vong hồn, Cô hồn- Tinh tà, Yêu quái – Quỷ.
Vong hồn, Cô hồn: là những người chết đi do chấp ngã, do bám định vào giả tướng không biết mình đi về đâu, họ còn tạo nghiệp, họ vất vưởng trên cõi trần, họ có thể gây ảnh hưởng đến chúng sinh khác, họ có hào quang trắng đục.
Tinh tà, Yêu quái: có hai trường hợp, trường hợp một là do linh hồn các con thú, thường là những con thú dữ bị chết do duyên nghiệp mà họ oán hận không siêu thoát được và bị đọa ở trên đất, họ u mê đi theo tà đạo, luyện pháp tà mà gây hại cho các chúng sinh đang sinh sống ở những môi trường xung quanh nơi họ đang bị đọa đó. Những trường hợp này thì họ chấp ngã nên kéo nhiều năng lượng hoại diệt (năng lượng độc) về nên khi thiền quán nhìn vào sẽ thấy họ có hào quang màu đen. Trường hợp hai là do những đạo sỹ, những pháp sư, phù thủy… do tu hành sai đạo bị tẩu hỏa mà chết, thường là họ hay bị chết đột tử. Sau khi chết đi họ không siêu thoát về địa phủ mà trở thành những tinh chủ, do họ còn nhiều bám chấp, sân hận, ganh tỵ với nhiều chúng sinh nên họ gây hại cho các chúng sinh đang sinh sống ở đó, và kéo nhiều năng lượng hoại diệt về nên hào quang họ có màu đen đậm.
Quỷ: là những tuệ linh con người khi chết họ oán hận tột cùng nên họ trở thành ngã quỷ. Năng lượng của họ luôn phát ra đỏ máu, họ hận những người hại họ, những chúng sinh đang sinh sống, và vì hận tuệ linh họ hấp thụ vô số năng lượng hoại diệt về làm hoại diệt tuệ linh họ, dẫn đến tuệ linh họ không còn đầy đủ hình hài như con người mà họ có hình hài kỳ dị ghê sợ, họ có hào quang đỏ máu, quỷ được coi như quá trình tuệ linh đang bị phân rã đến hoại diệt vĩnh viễn.
Chữ Vô trong Tuệ Vô Tuệ là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của tuệ, tuệ linh không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, tuệ do duyên nghiệp sinh ra cũng do duyên nghiệp mà hoại diệt.
Tuệ linh do được phôi âm dương gốc liên kết tạo thành trụ linh, sau đó phân tách liên kết năng lượng mà sinh ra tuệ linh hoàn chỉnh, nếu tuệ linh suy nghĩ tiêu cực hấp thụ năng lượng hoại diệt về tấn công tuệ linh mà bị phân rã dần dần và bị hoại diệt tuệ .
Phật, chúa, bồ tát, thánh, thần sinh ra cũng do duyên nghiệp trải qua tu hành trên cõi trần đạt được các mức độ tu hành đó mà đắc quả vị phật, chúa, bồ tát, thánh nhân, nhưng khi xuống cõi trần tu tiếp lại bám chấp vào giả tướng tạo nghiệp hấp thụ hoại diệt về có thể chuyển hóa thành vong cô hồn, tinh, yêu quái, quỷ.
Vong cô hồn, tinh tà, yêu quái, quỷ là những tuệ linh do tạo nhiều nghiệp khi sống trên cõi trần và chấp ngã khi thoát tục mà dẫn dến chở thành vong cô hồn, tinh tà, quỷ nhưng sau đó lên cõi trần tu tiếp lại giác ngộ chuyển hóa và tu hành có thành quả tu trở thành phật, chúa, thánh, bồ tát.
Phật có thể thành quỷ, quỷ có thể thành phật.
Phật, chúa, bồ tát, thánh, cô hồn, tinh, quỷ, cũng là giả tướng không trường tồn, không vĩnh cửu, do duyên sinh cũng do duyên hoại diệt.
Chữ Tuệ thứ hai là chân lý giác ngộ của tuệ. Phật, chúa, bồ tát, thánh, thần, cô hồn, tinh, quỷ cũng đều khổ cả, tuệ linh nào cũng khổ, nên tất cả chúng sinh đối mặt với họ bằng chân tâm để chuyển hóa tất cả thành giác ngộ và viên mãn.
Phật cũng khổ. quỷ cũng khổ, tuệ linh chưa xuống tu cũng khổ, tất cả chúng sinh về chân tâm để chuyển hóa, quỷ, phật đều giác ngộ và viên mãn, để giúp các tuệ linh trường tồn không bị hoại diệt.
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".