NGUYỆN VÔ NGUYỆN. Nguyện là gì? Tại sao nói Nguyện Vô Nguyện.
Định nghĩa: Nguyện là quá trình tương tác với vạn vật sự việc hiện tượng, dẫn đến tự phát sinh khởi mong muốn và hoàn thành một hoặc nhiều mong muốn nào đó.
Nguyện phải là sự tự phát, tự nguyện không chịu sự ép buộc, khống chế của ai hay chỉnh thể nào. Tức là khi ta tương tác với vạn vật, sự việc, hiện tượng (ta đối mặt với khổ đau) thì tự tâm ta phát ra, trí tuệ ta sinh khởi ra suy nghĩ, ý nghĩ để hành động thực hiện một hoặc nhiều điều mà ta muốn làm. Đến khi kết thúc hành động và điều mà ta muốn thực hiện được hoàn thành thì nguyện sẽ hoàn thành.
Nguyện là một quá trình cần thời gian có thể ngắn hoặc dài, từ lúc sinh khởi mong muốn cho đến khi kết thúc hành động. Nguyện có từ một cho đến vô số mong muốn muốn thực hiện được.
Nguyện cũng thuộc giả tướng cầu. Nguyện cũng chính là nghiệp vì khi ta phát nguyện thực hiện một mong muốn nào đó thì ta đã hình thành ra hạt năng lượng lưu giữ thông tin về phát nguyện đó của ta rồi, nếu chưa hình thành hạt năng lượng thì tuệ linh cũng không nhớ được tâm nguyện, đại nguyện mình là gì.
Bản chất của Nguyện. Nguyện gồm có ý nguyện, tâm nguyện, đại nguyện
Ý nguyện: là quá trình tương tác với vạn vật sự việc hiện tượng trí tuệ ta sinh khởi ý nghĩ mong muốn hành động vì chúng sinh dựa trên sự tự nguyện hoàn thành một hành động nhỏ.
Ý nguyện là mong muốn ở mức độ nhỏ. Như cuộc sống hàng ngày ta luôn luôn có ý nguyện như ta muốn mua cho con bộ quần áo, mua tặng bố mẹ món quà nhỏ, cuối tuần đưa gia đình đi chơi, đi xem phim, hay ngày mai ta muốn tụ tập cũng bạn bè đi mua sắm, đi ăn nhậu.
Tâm nguyện: là bao gồm tâm và trí cùng hợp nhất mong muốn hoàn thành hành động mà tâm và trí tuệ muốn hoàn thành vì vạn vật. Tâm nguyện thì bao gồm nhiều ý nguyện, để hoàn thành tâm nguyện thì ta phải hoàn thành nhiều ý nguyện. Tức tâm nguyện thì bao gồm vô số ý nguyện.
Tâm nguyện là mong muốn ở mực độ trung. Ví dụ như lúc nhỏ ta có tâm nguyện sau này lớn lên sẽ báo hiếu cho bố mẹ, muốn hoàn thành tâm nguyện đó thì ta phải thực hiện nhiều ý nguyện như cố gắng học tập, cố gắng làm một công việc nào đó để kiếm được nhiều tiền, chăm lo cho bố mẹ từ lúc ốm đau cho đến khi gia đi và thoát tục… Hoặc ta có tâm nguyện muốn nuôi dạy con cái khôn lớn trưởng thành, muốn hoàn thành được tâm nguyện đó thì ta cũng cần hoàn thành vô số ý nguyện nhỏ như cố gắng làm việc, cố gắng tạo điều kiện cho con được học hành, dành nhiều thời gian để chỉ dạy con học từng ngày, từng tháng, từng năm…
Đại nguyện: là dành cho các tuệ linh trước khi xuống tu hành. Đó là các tuệ linh khi hiểu được cội nguồn, hiểu được sự phát triển của vũ trụ, của nhiều dạng sống, hiểu được mục đích tu hành… thì các tuệ linh sinh khởi mong muốn hoàn thành một đại nguyện, mong muốn lớn lao nào đó trong một kiếp tu hoặc nhiều kiếp tu. Mong muốn đó là vì chúng sinh, vì vạn vật và dựa trên sự tự phát của các tuệ linh, để hoàn thành đại nguyện thì phải thoàn thành vô số tâm nguyện, hoàn thành vô số ý nguyện. Tức đại nguyện bao gồm vô số tâm nguyện, ý nguyện.
Đại nguyện là mong muốn của tuệ linh ở mức độ lớn. Ví dụ ông giáo sư khi nghiên cứu ra công trình khoa học nào đó giúp cho mọi người thì trước khi xuống tu hành tuệ linh ông ấy phát đại nguyện xuống nhân gian tu hành để lan tỏa công trình khoa học đó tới mọi người. Hoặc một thánh nhân nào đó khi thấy dân tộc của mình đang chìm trong chiến tranh đau khổ thì tuệ linh họ phát đại nguyện xuống nhân gian để lãnh đạo, hướng dẫn người dân vượt qua được cuộc chiến tranh đó…
Đại nguyện lớn nhất của các tuệ linh chính là các tuệ linh khi thấy vũ trụ trời người khổ và đang dần hoại diệt thì các tuệ linh phát nguyện xuống đi tìm con đường giác ngộ viên mãn.
Chữ Vô trong Nguyện Vô Nguyện là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của nguyện. Nguyện không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nguyện do duyên sinh cũng do duyên diệt.
Tức là khi tương tác với các giả tướng thì trí tuệ phát ra ý nguyện, tâm phát ra tâm nguyện, tuệ linh phát ra đại nguyện, thì các giả tướng khổ đau là yếu tố tạo lên duyên để phát nguyện, tức do duyên mà nguyện được hình thành, đến khi hoàn thành nguyện thì nguyện sẽ hoàn thành hay gọi nguyện hoại diệt, hoặc tuệ linh bị hoại diệt thì nguyện cũng hoại diệt, tức cũng do duyên mà nguyện hoại diệt.
Chữ Nguyện thứ hai là chân lý giác ngộ của nguyện. Nguyện hay không nguyện cũng khổ tất cả chúng sinh phải về chân tâm đối mặt với nguyện để hoàn thành nguyện vì chúng sinh trời người.
Tức là phát nguyện rồi thì phải hoàn thành nguyện cũng sẽ khổ, mà không phát nguyện giúp đỡ chúng sinh thì chúng sinh hoại diệt cũng khổ, nên tất cả hãy cùng hi sinh lợi ích của mình để phát nguyện cải tạo, giúp đỡ vạn vật thì tất cả vạn vật đều trở nên tốt hơn.
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".