TRÍ VÔ TRÍ. Trí là gì? Tại sao lại nói Trí Vô Trí
Định nghĩa: Trí hay còn gọi là Trí Tuệ, Trí là sự thấu hiểu thế giới quan xung quanh chữ nhân bằng chân tâm.
Chữ nhân là gì? Chữ nhân là từ ngữ hán việt chỉ con người, chỉ chúng ta.
Thế giới quan là gì? Thế giới quan chính là vạn vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta, nó đang hiện hữu hoặc đang phản chiếu ngay trước mắt ta, như mọi người, cây cối, nhà cửa, xe cộ, núi, sông,... các hành tinh, các cõi trời … các phân tử, nguyên tử, hạt năng lượng… không gian, thời gian… Thế giới quan được hiểu là từ môi trường sống và làm việc xung quanh mỗi con người cho đến toàn bộ trong và ngoài vũ trụ. Thế giới quan của người nông dân là đồng ruộng, công cụ lao động, thời tiết, sâu bọ, mùa màng. Thế giới quan của sinh viên là trường học, bạn bè, thầy cô, sách vở. Thế giới quan của người thợ xây là sắt thép, gạch, xi măng, cát, bản vẽ, công trường, tiến độ. Thế giới quan của người giáo sư, tiến sĩ là các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, thực nghiệm, lĩnh vực. Thế giới quan của bác sĩ là bệnh nhân, bệnh viện, bệnh tật, thuốc, dụng cụ mổ xẻ, sống chết. Thế giới quan của vua chúa, quan quyền là chiến lược, sách lược, ngoại giao, đối nội, chính sách, quân đội, an ninh… Mỗi một thế giới quan xung quanh chữ nhân dù là hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nghề nào đi chăng nữa thì đều vẫn có sự liên kết với nhau tạo thành xã hội, nhân loại, đó là thế giới quan của cả nhân loại.
Thế giới quan là gì? Thế giới quan chính là vạn vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta, nó đang hiện hữu hoặc đang phản chiếu ngay trước mắt ta, như mọi người, cây cối, nhà cửa, xe cộ, núi, sông,... các hành tinh, các cõi trời … các phân tử, nguyên tử, hạt năng lượng… không gian, thời gian… Thế giới quan được hiểu là từ môi trường sống và làm việc xung quanh mỗi con người cho đến toàn bộ trong và ngoài vũ trụ. Thế giới quan của người nông dân là đồng ruộng, công cụ lao động, thời tiết, sâu bọ, mùa màng. Thế giới quan của sinh viên là trường học, bạn bè, thầy cô, sách vở. Thế giới quan của người thợ xây là sắt thép, gạch, xi măng, cát, bản vẽ, công trường, tiến độ. Thế giới quan của người giáo sư, tiến sĩ là các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, thực nghiệm, lĩnh vực. Thế giới quan của bác sĩ là bệnh nhân, bệnh viện, bệnh tật, thuốc, dụng cụ mổ xẻ, sống chết. Thế giới quan của vua chúa, quan quyền là chiến lược, sách lược, ngoại giao, đối nội, chính sách, quân đội, an ninh… Mỗi một thế giới quan xung quanh chữ nhân dù là hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nghề nào đi chăng nữa thì đều vẫn có sự liên kết với nhau tạo thành xã hội, nhân loại, đó là thế giới quan của cả nhân loại.
Chân tâm là gì? Chân tâm là từ bi, hỷ, xả. Định nghĩa về chân tâm sẽ được phân tích kỹ ở bài Tâm Vô Tâm.
Tại sao phải dùng chân tâm để thấu hiểu thế giới quan mà không phải tâm chấp ngã?
Vì khi ta dùng tâm chấp ngã tức là ta quan sát thế giới quan đó theo một hướng mà ta chấp vào nó thì ta sẽ không nhìn thấy nó một cách tống quát bao quát cũng giống như con cóc ngồi đáy giếng nó chỉ nhìn thấy bầu trời qua miệng giếng khi nó chấp vào giả tướng, chỉ khi nó về chân tâm tức là nó lên miệng giếng nó mới thấy toàn bộ bầu trời.
Hay nói cách khác khi ta chấp ngã ta sẽ không thấu được chân tướng của sự việc đó.
Ví dụ một ông bố bà mẹ xa con lâu năm khi người con về thăm bố mẹ người con chỉ mang một chút quà về thăm, nếu bố mẹ đó bám chấp vào giả tướng là phải có nhiều quà thì khi thấy người con về mang ít quà thì sẽ chấp vào đó mà mắng chửi ngưòi con và sẽ không thấu được tấm lòng thương cha mẹ của người con, nhưng ngược lại ông bố bà mẹ đó không bám chấp vào quà và chỉ mong con bình an chở về thì khi con chở về với chút quà và lời hỏi thăm sức khỏe ông bố bà mẹ sẽ thấu được tình cảm mà người con dành cho bố mẹ.
Nên trí tuệ phải dùng chân tâm mới thấu được chân tướng của thế giới quan xung quanh ta hay nói cách khác khi ta về chân tâm ta mới lấy được tri thức của thế giới quan (các tướng) xung quanh ta. Nếu ta dùng tâm chấp ngã thì ta cũng có trí tuệ nhưng chỉ hiểu được thế giới quan ở góc độ ta đang chấp ngã, đó là trí tuệ chưa trọn vẹn, chưa đúng sự thật nên ta gọi đó là trí tuệ u mê, trí tuệ u mê thì lại có thể gọi là không có trí tuệ tùy theo quan điểm của mỗi người.
Bản chất của trí tuệ có hai loại, đó là trí tuệ u mê và trí tuệ giác ngộ.
Trí tuệ u mê là trí tuệ luôn bám định vào các giả tướng, trí tuệ bám định chính là nền tảng của chấp ngã, sân, hận, là căn nguyên của sự ích kỷ, tham lam, sân, si. Người có trí tuệ u mê sẽ không thấu hiểu được bản chất trọn vẹn của các giả tướng, nên luôn tìm cách vơ vét các giả tướng có lợi về cho mình mà gây ra khổ đau, bất hạnh cho những người xung quanh. Giả tướng là gì thì đã được tôi định nghĩa ở bài Tướng Vô Tướng, giả tướng lại được phân làm 5 cặp phạm trù đó là: giả tướng có – giả tướng không có, giả tướng yêu thương – giả tướng thù ghét, giả tướng cầu được – giả tướng cầu không được, giả tướng có trí tuệ - giả tướng không có trí tuệ, giả tướng hành động – giả tướng không hành động.
Trí tuệ giác ngộ là trí tuệ không bám định vào các giả tướng, luôn dùng chân tâm để đối mặt với các giả tướng, luôn hành động để đem lại niềm vui, hạnh phúc, lợi ích cho mọi người xung quanh mà không màng đến lợi ích của mình. Người có trí tuệ giác ngộ họ không bám định vào một góc độ nào của giả tướng, nên họ sẽ luôn có cái nhìn trọn vẹn về giả tướng.
Các thang đo căn cơ trí tuệ. Để từ cảnh giới của trí tuệ u mê tiến đến cảnh giới của trí tuệ giác ngộ cũng là khoảng cách, khoảng cách này có thể chia ra làm 4 nấc thang để đo căn cơ của mỗi người tu hành.
Căn cơ trí tuệ thấp là những người không tin vào nhân quả vào tâm linh, những người luôn tuyên truyền mê tín dị đoan u mê đến người khác, những người có học hàm học vị bằng cấp, chức tước, địa vị nhưng lại tham ô, tham nhũng gây ra khổ đau cho nhiều người, cho xã hôi, những thầy bà hành nghề mê tín dị đoan và bao gồm những người khác không tin vào nhân quả. Những người đó được ví như những người đang mải ngụp lặn dưới đáy dòng sông mê, họ chỉ muốn đắm chìm với các giả tướng ở đáy dòng sông, chỉ đợi đến khi thủy quái (nhân quả) đến cắn họ thì may ra họ mới tỉnh ngộ và dần chuyển hóa căn cơ giác ngộ.
Căn cơ trí tuệ trung bình là những người bán tín bán nghi vào nhân quả tin vào tâm linh nên họ vẫn mải tham các giả tướng vơ vét các giả tướng về cho thân tướng mình mà vẫn đằm mình trong dòng sông mê. Họ cũng từng trải qua những khổ đau nhưng vì vẫn còn nhiều bám định vào giả tướng nên các khổ đau đó chưa đủ để họ chuyển hóa được căn cơ trí tuệ. Những người như vậy chỉ còn cách chờ khổ đau đến hay gọi nhân quả đến để họ tỉnh ngộ và dần chuyển hóa căn cơ trí tuệ.
Căn cơ trí tuệ khá là những người đã tin vào nhân quả vào tâm linh và đang thay đổi mình để sống đúng nhân quả, nhưng sự chuyển hóa của họ còn chậm. Hình ảnh họ giống như những người đang từ dưới sông mê đi lên bờ để sưởi nắng, nhưng họ vẫn còn luyến tiếc sự mát mẻ của dòng sông mê nên họ vẫn chập chạp khi đi lên bờ. Họ vẫn cần thêm khổ đau để thêm động lực để thoát dòng sông mê kia.
Căn cơ trí tuệ cao là những người đã và đang sống theo nhân quả và luôn đi lan tỏa chia sẻ nhưng kinh nghiệm sống đó đến với những người khác hay nói cách khác họ đang hành theo hai chân lý để giúp các chúng sinh khác vượt qua khổ đau và thoát khỏi u mê. Hình ảnh người có căn cơ trí tuệ giác ngộ cao là hình ảnh 1 người đã đứng trên bờ sông, đứng dưới ánh sáng mặt trời của hai chân lý, họ quan sát được thế giới quan xung quanh, thấy sự thật của tất cả các giả tướng, họ an lạc tự tại nơi thân tâm.
Tại sao phải dùng thước đo để đánh giá trí tuệ? Ta dùng thước đo để phân biệt căn cơ mà có phương pháp truyền tải chân lý và cách giác ngộ đến từng chúng sinh, ở đây không phải là chấp mà là ta phân biệt để khi gặp mỗi một chúng sinh qua tương tác ta sẽ biết căn cơ họ ở mức độ nào hay trí tuệ họ đang ở đâu trên con đường giác ngộ, từ đó có thể đưa ra định hướng và hành động phù hợp nhất cho mình và mọi người ở từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể.
Chữ Vô trong Trí Vô Trí là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của trí. Trí tuệ không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, trí tuệ đều do duyên sinh cũng đều do duyên diệt hay còn gọi do duyên và nghiệp, nhân và quả.
Trí tuệ là chữ vô, là tướng không, là giả tướng, tức là nó cũng không trường tồn, không vĩnh cữu, có sinh có diệt, tất cả đều do duyên và nghiệp, nếu ta chấp bám định thì trí tuệ u mê, nếu ta không chấp, không bám định, luôn nhìn vạn vật sự việc bằng chân tâm thì có trí tuệ giác ngộ. Trí tuệ nằm trong vạn vật muốn có nó thì dùng hai chân lý phân tích để lấy được nó.
Chữ Trí thứ 2 là chân lý giác ngộ của trí. Phân tích vào trí tuệ thì ta hiểu, người có trí tuệ u mê hay trí tuệ giác ngộ thì cũng đều là khổ, họ cũng gặp những khổ đau do duyên hoặc nghiệp, vì thế dù căn cơ trí tuệ của ta đang ở mức độ nào thì ta hãy về chân tâm để có trí tuệ, chấp nhận hi sinh lợi ích của mình để đi lan tỏa, giúp đỡ trời người đem lại niềm vui hạnh phúc cho trời người.
Mục đích tu hành chính là giúp đỡ, cải tạo mình, cải tạo vạn vật, cải tạo thế giới quan ngày càng tốt lên, đó cũng chính là giúp môi trường sống của mình và muôn loài ngày càng tốt lên, giúp kéo dài sự sinh tồn của vũ trụ. Nhưng để làm được đều đó thì ta cần có trí tuệ thấu hiểu vạn vật, thấu hiểu thế giới quan. Hay nói cách khác để tu hành thì cần học tập để có trí tuệ giác ngộ, do đó ta cố gắng ở chân tâm để có trí tuệ giác ngộ và giữ được trí tuệ giác ngộ mà lan tỏa chúng sinh trời người thì trí tuệ giác ngộ đó của ta ngày càng gia tăng.
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".