TÂM VÔ TÂM. Tâm là gì? Tại sao lại nói Tâm Vô Tâm
Định nghĩa: Tâm là một trạng thái năng lượng luôn có sự giao động giữa chân tâm và ngã quỷ.
Tâm là một trạng thái năng lượng được kết tụ bởi hai hạt âm dương gốc, sau đó sản sinh, phân tách ra vô số các hạt năng lượng có liên kết dây chặt chẽ và có mã sóng trí tuệ phức tạp hoặc siêu phức tạp và được đầu thai vào con người, con vật.
Tâm chính là Tuệ linh (linh hồn) khi được đầu thai, an trụ vào thân tướng con người, con vật. Hay nói đơn giản tâm là nguồn năng lượng giúp nuôi dưỡng duy trì sự sống và phát triển của thân tướng, tâm tạo ra sức lực giúp thân tướng con người vận động. Nếu thân tướng không có tâm hay gọi năng lượng thì thân tướng không tồn tại được.
Tâm được ví như là con người sống và mang lại sinh khí trong ngôi nhà thân tướng. Trong trạng thái năng lượng của tâm luôn có hai thái cực là chân tâm và ngã quỷ, trạng thái năng lượng của tâm sẽ luôn dao động giữa hai thái cực đó.
Vì sao tâm luôn có sự giao động giữa chân tâm và ngã quỷ. Mỗi con người luôn được hợp thành bởi 3 yếu tố gọi là tam hợp nhân: Thân tướng – Trí tuệ - Tâm. Trong đó trạng thái năng lượng của tâm luôn có sự xung đột, giao động phụ thuộc vào trí tuệ. Nếu trí tuệ không bám định vào giả tướng, an vui thì năng lượng tâm sẽ giao động và nghiêng về chân tâm và dẫn dắt thân tướng hành động để sản sinh, phân tách ra vô số năng lượng tích cực. Ngược lại nếu trí tuệ bám định vào giả tướng sẽ tiếp dẫn năng lượng hoại diệt về làm tâm hấp thụ vô số hạt năng lượng hoại diệt, tâm bí bách xung đột, giao động nghiêng về ngã quỹ và dẫn dắt thân tướng hành động sản sinh, phân tách ra vô số hạt năng lượng tiêu cực.
Bản chất của Tâm: Chân tâm và Ngã quỷ tâm, đó chính là hai thái cực của tâm và nó luôn giao động ở hai thái cực đó, sự giao động lại phụ thuốc vào trí tuệ.
Chân tâm là gì? Chân tâm là sự từ bi, hỷ, xả.
Từ bi: là trí tuệ không bám định vào các giả tướng luôn luôn nhàm với các giả tướng. Từ bi chính là nền tảng của chân tâm, từ sự từ bi con người mới biết cách sinh khởi tình yêu thương tới vạn vật mà không bị bám định vào giả tướng nào.
Hỷ: là sự vui vẻ, an vui, an lạc trước bất kỳ hoàn cảnh, chướng ngại, khổ đau nào, hay nói cách khác hỷ là cảnh giới tâm luôn thấy an lạc, hạnh phúc trước mọi giả tướng.
Xả: là sự buông xả buông đi cái chấp ngã với các giả tướng và xả đi cái tính xấu ích kỷ cá nhân, buông xả không phải buông bỏ không phải chốn chạy các giả tướng, mà phải đối mặt với các giả tướng bằng sự an vui.
Ngã quỷ là gì? Ngã quỷ là chấp ngã, sân, hận
Chấp ngã: ngã là giả tướng, là 5 cặp giả tướng, chấp ngã là trí tuệ bám định vào các giả tướng làm cho tâm bí bách xung đột vì khi đó năng lượng hoại diệt tấn công vào tâm (tuệ linh, linh hồn), khi chấp ngã không được buông xả sẽ dẫn đến sân hoặc dẫn đến hận luôn. Nếu ví tâm như con người sống trong ngôi nhà thân tướng thì chấp ngã chính là cánh cửa trí tuệ của ngôi nhà thân tướng đó bị đóng kín, làm cho con người (tâm) sống trong ngôi nhà đó luôn thấy bí bách khó chịu.
Sân: được ví như ngọn lửa, là sự nóng tức mang tính hỏa, có tính hủy diệt, có thể đốt cháy mọi thứ, có thể phá hủy mọi thứ ngay tức tức khắc. Sân có thể khởi nguồn từ ngọn lửa nhỏ bé ban đầu và sẽ trở thành ngọn lửa lớn khi gặp sân hợp lại, và nó sẽ trở thành ngọn lửa cực đại thiêu đốt thế gian nếu ngọn lửa sân được hợp lại bởi nhiều ngọn lửa sân khác. Sân có thể bộc phát ngay và sân thì ta dễ nhận thấy vì sân sẽ biểu hiện ra bên ngoài.
Sân không tồn tại được lâu nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sân sẽ bị dập tắt khi được buông xả, nhưng nếu không được hóa giải, buông xả thì sân sẽ chuyển sang cảnh giới của hận.
Hận: là sự lạnh giá, đóng băng, nó mang tính âm như tảng băng chìm, hận không bộc lộ ra bên ngoài nó âm ỉ bên trong, nó được che đậy như sự yên bình của mặt nước, mặt băng. Hận có thể truyền qua kiếp này đến kiếp khác, hận là cảnh giới cao của ngã quỷ.
Cách hóa giải cảnh giới ngã quỷ.
Cách hóa giải tâm chấp ngã và tâm sân thì ta nhẹ nhàng như dòng nước mát để xoa dịu, gột rửa đi cái chấp ngã và dập đi cái sân, ta nhẹ nhàng dùng nhân quả, giáo lý để chia sẻ để khuyên giải để họ buông đi cái chấp ngã, cái sân.
Cách hóa giải tâm hận. Với tâm hận thì ta không thể dùng nước mát hay nhẹ nhàng để khuyên giải người ta, vì nó là tảng băng chìm ta càng tưới nước vào thì nó càng đóng băng, nên ta phải dùng ánh sáng giáo lý là ánh mặt trời chiếu vào tảng băng chìm đó mà giúp nó tan đi. Nhiều khi ta phải dùng nhân quả dùng giáo lý để mắng họ để họ chuyển cảnh giới từ cảnh giới hận về cảnh giới sân, vì hận nó âm ỉ không lộ diện ra bên ngoài ta phải mắng để họ bộ lộ ra cái hận đó, sau đó họ tức giận mà nói ra tại sao hận, rồi họ chuyển xuống cảnh giới sân thì khi đó ta lại nhẹ nhàng khuyên giải họ để gọt đi tính sân tính chấp đó mà hóa giải đi ngã quỷ trong tâm
Chấp ngã chính là căn nguyên của trí tuệ u mê, là nền móng của sân của hận, là nguyên nhân của mọi biểu hiện như trầm cảm, tâm thần, xung đột năng lượng trong người hoặc chết đột tử hoặc sinh bệnh… nếu sự chấp ngã đó kéo dài trong thời gian dài mà không được hóa giải.
Khi tương tác với các giả tướng (khổ đau) ta cần có chấp ngã sân hận nhưng chỉ giữ lại trong suy nghĩ (cảm thọ, hệ tư tưởng hay là nội hành) không để xảy ra hành động từ chấp ngã sân hận đó, vì nếu để xảy ra hành động từ chấp ngã sân hận đó thì ta đã tạo ra năng lượng tiêu cực hay gọi là nghiệp ác rồi. Nhưng khi tương tác với các giả tướng mà ta không chấp ngã sân hận thì ta lãng phí mất một khổ đau, ta đi qua khổ đau đó mà ta không thấu hiểu nó, nên ta cứ chấp cứ sân hận đi để cảm thọ nó thấu hiểu nó sau đó ta buông xả đi chấp ngã sân hận tức là ta dùng chân lý vạn vật để phân tích mà buông xả, và không tạo ra hành động tiêu cực mà thay vào đó là hành động tích cực thì ta đã lọc được năng lượng khổ đau thành an vui rồi.
Trong hai thái cực chân tâm và ngã quỷ là cả một biên độ dài và tâm ta luôn giao động giữa hai thái cực đó, và dịch chuyển di dịch chuyển lại giữa hai thái cực đó.
Chữ Vô trong Tâm Vô Tâm là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của tâm, tâm cũng do duyên sinh duyên diệt, không tự nhiên sinh ra và mất đi
Hay nói cụ thể, chân tâm không tự nhiên sinh ra không tự nhiên mất đi mà do duyên và nghiệp hay còn gọi là nhân và quả.
Ngã quỷ cũng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà do duyên và nghiệp hay còn gọi là nhân và quả.
Chữ Tâm thứ hai là chân lý giác ngộ của tâm. Chân tâm hay ngã quỷ cũng đều khổ, tất cả chúng sinh phải về chân tâm để đối mặt với các giả tướng (khổ đau) để vượt qua nó.
Chân tâm hay ngã quỷ cũng đều khổ cả, nên ta chỉ chấp ngã sân hận trong trí tuệ đừng tạo ra hành động mà mau chóng buông xả để về chân tâm đối mặt vượt qua khổ đau đó và hi sinh lợi ích của mình giúp cho mọi người cùng được an vui, hạnh phúc.
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".