Đạo Vô Đạo

 ĐẠO VÔ ĐẠO, Đạo là gì? Tại sao lại nói Đạo Vô Đạo.

Định nghĩa: Đạo là thế giới quan xung quanh chữ nhân, mà chữ nhân phải về chân tâm để thấu hiểu và cải tạo.
Từ định nghĩa trên ta thấy đạo không phải là tôn giáo, hay tông phái nào đó. Mà đạo chính là tất cả những gì, những vật, những sự việc, những hiện tượng đang hiện hữu hoặc phản chiếu hàng ngày xung quanh đời sống của ta. Tất cả đều là đạo, ở đó mỗi người đều là trung tâm, trọng tâm của đạo, do đó mỗi người đều có những mức độ thấu hiểu về đạo khác nhau, mỗi người chính là tâm điểm tu hành. Mục đích của việc tu đạo hay học đạo đó là mỗi người tự tìm tòi, về chân tâm để thấu hiểu thế giới quan xung quanh mình từ đó có trí tuệ giác ngô để cải tạo chính ta, cải tạo thế giới quan ngày một tốt đẹp, ngày một phát triển bền vững hơn. Đó cũng chính là kéo dài sự tồn tại của Đạo.




Bản chất của Đạo, đạo gồm có hai phần: hình tướng đạo và tâm tướng đạo.
Hình tướng đạo.
Hình tướng đạo là sự hợp nhất của không gian tại mỗi chữ nhân, đó là sự hợp nhất của ba cõi Thiên – Địa – Nhân. Cõi Thiên chính là các cõi trời theo như đạo phật, đạo thiên chúa, đạo hồi…Trong cõi trời lại có các hàng phật, chúa, hàng thánh, hàng thần, hàng tiên, ban giám sát hộ thần … tùy theo niềm tin tín ngưỡng của mỗi dòng đạo. Cõi thiên còn được hiểu là nguồn gốc, quê hương của các tuệ linh, linh hồn trước khi xuống cõi trần nhân sinh tu hành. Cõi Nhân chính là cõi trần nhân sinh này, chính là hiện kiếp, nơi mà các tuệ linh, linh hồn đang an trụ trong các thân tướng con người người cùng tất cả các chúng sinh khác đang cùng nhau tu hành. Cõi Địa hay còn gọi là cõi trời địa phủ tùy theo cách gọi của mỗi tôn giáo, mỗi dòng đạo. Cõi trời địa phủ chính là nơi mà mỗi chữ nhân sau khi thoát tục cõi trần thì tuệ linh, linh hồn thoát ra khỏi thân tướng và về đó để đúc kết kinh nghiệm tu hành sau mỗi kiếp tại cõi trần, và cũng là nơi nghỉ ngơi để chuẩn bị kiến thức, hành trang cho một kiếp tu hành mới sắp bắt đầu.
Hình tướng đạo là sự hợp nhất của không gian bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Sự hợp nhất của bốn hướng này là nói tại cõi trần nhân sinh. Bởi vì tại đây đang có vô số chúng sinh đang sinh sống. Mỗi một chữ nhân là một trung tâm, bốn hướng đông tây nam bắc tượng trưng cho trước sau phải trái của mỗi chữ nhân đó, xung quanh chữ nhân ở bốn hướng đó đều có các chữ nhân khác và tương tác với nhau tạo thành liên kết để hợp nhất thành nhân loại tại cõi trần nhân sinh này.
Hình tướng của đạo còn được biểu hiện qua thời gian là Quá khứ - Hiện tại - Vị lai, hợp nhất tại hiện tại kiếp người. Quá khứ là vô lượng kiếp tu hành mà ta đã trải qua, hiện tại là sự hiện diện của ta tại kiếp này, vị lai là tương lai của hiện kiếp này sau khi ta thoát tục cõi trần. Hiện tại cho ta thấu hiểu quá khứ dựa trên kết quả hiện tại, và sự hiện hữu của những kết quả ở hiện tại lại cho ta dự đoán được tương lai, đó là truy tìm duyên trong duyên và duyên ngoại duyên.
Hình tướng đạo còn được biểu hiện qua bốn hình tướng: Đạo lễ - Đạo đời – Đạo đường – Đạo đế vương.
✅Đạo lễ: là những phép tắc ứng xử trong gia đình, họ hàng, dòng tộc, tổ tiên, cội nguồn. Ta phải chi ân báo hiếu ông bà tổ tiên chi ân những người có công gây dựng tổ quốc với những người mang lại ánh sáng giáo lý cho chúng sinh, vợ chồng phải chung thủy, nuôi con khôn lớn dạy con hiểu đạo lý. Không được phép bất hiếu, thông dâm tà dâm, đánh đập cha mẹ vợ chồng con cái, anh em…
✅Đạo đời: là những phép tắc ứng xử trong việc mưu sinh, lao động sản xuất, mối quan hệ giữa ta và tất cả mọi người, chúng sinh. Ta phải hăng say lao động chân chính lo phát triền gia đình xã hội, yêu thương giúp đỡ bạn bè động nghiệp, không lười lao động, không vi phạm luật pháp, không gấy mất đoàn kết mọi người…
✅Đạo đường: là những phép tắc ứng xử trong việc học hành, lan tỏa tri thức, trí tuệ. Đạo đường hay còn gọi là đạo thầy trò, đối với thầy phải yêu thương trò, dạy trò sự thật, không đánh đạp trò xúc phạm trò, đối với trò phải tôn trọng, kính trọng thầy không hại thầy, phản bạn, gây mất đoàn kết thầy trò, không kích động xung đột tôn giáo, dân tộc…
✅Đạo đế vương: là những phép tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa tầng lớp lãnh đạo (thống trị) và tầng lớp nhân dân (bị trị). Đối với tầng lớp thống trị thì phải hi sinh lợi ích của mình để giúp cho dân giàu nước mạnh, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết thế giới, chúng sinh, không tham ô tham nhũng, không gây chiến tranh dân tộc tôn giáo xâm lược nước khác… Đối với tầng lớp bị trị phải yêu nước đoàn kết dân tộc tôn giáo, thế giới chúng sinh, sẵn sàng hi sinh bảo vệ tổ quốc bảo vệ hòa bình, không kích động chiến tranh, kính động đảo chính, không gây mất đoàn kết nội bộ đất nước, mất đoàn kết tôn giáo…
Trong bốn hình tướng đạo này là những điều ta phải làm mà không được phép vi phạm. Đó là những quy chuẩn dựa trên nhân quả là cơ chế sản sinh, phân tách, chụp chiếu hạt năng lượng mà ngài a di di đà lập ra để giúp các tuệ linh khi xuống tu hành không vi phạm vào nó tức là vi phạm nhân quả. Nếu một người nào đó có những hành động vi phạm vào những điều ở trên thì có nghĩa những hành động của họ đã gây ra tổn hại cho người khác.

Tâm đạo
 hay còn gọi là tâm tướng, tâm tướng đạo.
Tâm đạo có hai phần: Giác ngộ khổ đau, giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tự nhiên. Giác ngộ khổ đau, giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tại tâm.
Giác ngộ khổ đau, giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tự nhiên
Khổ đau theo quy luật tự nhiên gồm: Sinh, lão, bệnh, tử và Sinh ly, tử biệt
Khổ đau theo quy luật tự nhiên không có căn nguyên vì nó là những quy luật tự nhiên rồi, nó sẽ đến với tất cả chúng sinh và tất cả các tướng đều có sinh lão bệnh tử, sinh ly tử biệt.
Sinh ra già đi bệnh tật và chết đi, sinh ra rồi chia ly tử biệt.
Nó sẽ đến với ta chỉ có điều ta không biết khi nào nó đến, nó đến do duyên và nghiệp. Khi ta được cha mẹ sinh ra lớn lên và già đi bệnh tật chết đi không ai là trường tồn mãi được, cuộc sống cha mẹ con cái vợ chồng thì cũng không thể bền vững trường tồn được mà có sự chia ly tử biệt, người chết sớm người chết sau chỉ có điều ta không biết được khi nào ta chết, khi nào người thân ta chết và chia ly. Nó là quy luật tự nhiên không có căn nguyên.
Giải thoát khổ đau theo quy luật tự nhiên chỉ có một cách đối mặt với nó, và về chân tâm. Đó là tâm trí ta không chấp, không bám định vào yêu thương, không bám định vào ta vào ngưòi thân ta, ta chạy đua với thời gian đối mặt với sinh lão bệnh tử sinh ly tử biệt bằng chân tâm, chấp nhận hi sinh lợi ích của mình để đem lại cho mọi người được an vui hạnh phúc.
Giác ngộ khổ đau, giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tại tâm.
Căn nguyên của khổ đau theo quy luật tại tâm là do trí tuệ bám định vào năm cặp giả tướng làm cho tâm bí bách mà thấy khổ đau. Năm cặp giả tướng đó là: có - không có, cầu được - cầu không được, yêu thương - thù ghét, hành động - không hành động, có trí tuệ - không có trí tuệ. Năm cặp phạm trù giả tướng này tức mười giả tướng đó nó luôn luôn bên cạnh ta, cho dù ta là ai đi chăng nữa thì ta cũng không thoát được nó, không trốn chạy được nó, nó sẽ luôn làm cho ta khổ đau khi trí tuệ ta bám định vào nó. Ví dụ có tiền cũng khổ, không có tiền cũng khổ, cầu có được vật chất cũng khổ, cầu có vất chất mà không được cũng khổ, yêu ai đó cũng khổ, thù ghét ai đó cũng khổ, làm một việc gì đó cũng khổ, không làm cũng khổ, giỏi cũng khổ, dốt cũng khổ…
Cuộc sống từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm đều có các giả tướng đó bên cạnh ta, nó luôn vậy quanh ta. Ta không thoát được nó, nếu ta bám định vào nó thì sẽ làm cho tâm bí bách mà khổ.
Giải thoát khổ đau theo quy luật tại tâm bằng cách, ta cũng đối mặt với các giả tướng đó, về chân tâm để thấu hiểu nó, chấp nhận hi sinh lợi ích của mình để đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.
Khi phải lựa chọn giữa các giả tướng ta phải cho các giả tướng đó lên bàn cân, để xem giả tướng nào đem lại niềm vui hạnh phúc cho chúng sinh nhiều hơn thì ta chọn nó.
Ví dụ, ta có trí tuệ cũng khổ, không có trí tuệ cũng khổ, nếu có trí tuệ ta giúp được nhiều người thì ta nên chịu khổ đó mà học hỏi trau dồi tiếp thu kiến thức, tuy nó rất gian khổ nhưng khi có rồi thì ta đi chia sẻ lan tỏa để tốt cho chúng sinh trời người, còn nếu có trí tuệ mà đi hại chúng sinh trời người thì ta không nên có.
Tức là các khổ đau này hay mười giả tướng này luôn vây quanh ta ta phải cân nó lên, giả tướng nào đem lại lợi ích cho nhiều chúng sinh hay cải tạo tốt được nhiều tướng khác thì ta chọn nó. Giác ngộ theo quy luật tại tâm quan trọng nhất ta phải cho lên bàn cân để biết giả tướng nào tốt cho chúng sinh trời người trong từng khổ đau đó.

Chữ Vô trong Đạo Vô Đạo là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của đạo, đạo cũng do duyên sinh cũng do duyên diệt.
Đạo là vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ, đến tận cùng là các hạt năng lượng, mà tâm điểm, trọng tâm của đạo là mỗi chúng sinh. Đạo có từ khi hạt năng lượng đầu tiên được sinh ra, cho nên đạo do duyên sinh ra khi các hạt năng lượng được hình thành và tạo ra các tuệ linh vạn vật trong và ngoài vũ trụ thì có đạo, đến khi vũ trụ hoại diệt đến tận cùng hạt năng lượng hoại diệt thì đạo cũng hoại diệt. Nên mục đích tu hành để cải tạo tốt vạn vật để kéo dài sư sinh tồn của vũ trụ và vạn vật thì đạo cũng được kéo dài sự sinh tồn.
Chữ Đạo thứ hai là chân lý giác ngộ của đạo. À, có đạo là khổ rồi, tất cả chúng sinh phải về chân tâm đối mặt và giác ngộ hết thảy đạo, từ khi hạt năng lượng đầu tiên sinh ra đã có đạo và có khổ thì các tuệ linh chúng sinh đều phải về chân tâm mới thấu được chân tướng của đạo, tức là thấu chân tướng của vạn vật sự việc hiện tượng trong và ngoài vũ trụ.
Có đạo là khổ rồi nên chúng sinh phải đối mặt hi sinh lợi ích của mình để kéo dài sự sinh tồn của của tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, cũng chính là kéo dài sự sinh tồn của đạo.


Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn