Phật Vô Phật

 PHẬT VÔ PHẬT. Phật là gì? Tại sao lại nói Phật Vô Phật

Định nghĩa: Phật là sự thấu hiểu hai chân lý, biến hai chân lý thành đôi chân trần hành giả, đi cứu độ, phổ độ, hóa độ chúng sinh trời người.
Hai chân lý đó là chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ.
Chân lý vạn vật: Vạn vật sự việc hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, khổ đau không tự nhiên đến cũng không tự nhiên đi, tất cả đều do duyên - nghiệp hay gọi là nhân và quả.
Chân lý giác ngộ: À, đời là bể khổ, tất cả chúng sinh trời người phải về chân tâm đối mặt giác ngộ giải thoát hết tất cả khổ đau, sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình để đem lại niềm vui hạnh phúc, lợi ích cho chúng sinh trời người.
Tức là phật phải thấu hiểu bản chất vũ trụ, thấu hiểu nhân duyên, duyên nghiệp, nhân quả và đối mặt với tất cả khổ đau bằng chân tâm để vượt qua nó. Và luôn mang hai chân lý đó bên mình để đi cứu độ, phổ độ, hóa độ chúng sinh trời người, không phân biệt chúng sinh có khổ hay không có khổ, khổ nhiều hay khổ ít, vì đời là bể khổ ai cũng khổ, người khổ nhất là người không biết mình khổ. Quá trình đi cứu độ, phổ độ, hóa độ đó phật không phân biệt chúng sinh trời người, không phân biệt điều gì, luôn sẵn sàng hi sinh lợi ích của mình để giúp đỡ tất cả chúng sinh trời người nên phật đã tạo ra được vô số hạt năng lượng tích cực có tính dương, vì thế phật luôn luôn tỏa ra hào quang rực rỡ có màu sáng vàng.
Tại sao lại biến hai chân lý thành đôi chân trần? Tức là hai chân lý đó tượng trưng cho đôi chân trần của hành giả đang đi trên con đường giác ngộ, con đường lan tỏa. Đôi chân trần tượng trưng cho sự cảm thọ để thấu hiểu trọn vẹn được từng khổ đau, từng giả tướng. Nếu ta không đi bằng đôi chân trần mà đi bằng giày bằng dép thì sự cảm thọ, sự thấu hiểu nó không trọn vẹn, nếu đi giày, đi dép chúng ta làm sao cảm thọ được sự đau buốt khi đi trên sỏi đá, khi giẫm lên gai, làm sao cảm nhận được nền đất lạnh hay nóng, nền cỏ êm hay cứng…ta không cảm thọ, thấu hiểu trọn vẹn được hết khổ đau thì ta làm sao giúp đỡ được chúng sinh thoát được khổ đau đó. Đôi chân trần còn tượng trưng cho người tu hành không còn bám định vào điều gì khi đi cứu độ, phổ độ, hóa độ.
Bản chất của Phật là luôn đi cứu độ, phổ độ, hóa độ chúng sinh trời người mà không phân biệt, bám chấp vào điều gì.
Cứu độ: là những hành động cứu giúp, giúp đỡ những chúng sinh đang gặp khổ đau, hoạn nạn, nguy hiểm, như cứu những người đói khát đang gặp nạn. Cứu độ mang tính chất cấp bách tạm thời.
Phổ độ: là dùng sự thấu hiểu về đạo, thấu hiểu nhân quả, thấu hiểu về hai chân lý để chia sẻ, đàm đạo, giảng giải, giáo hóa, sự thật đó cho tất cả chúng sinh trời. Trong phổ độ cũng có cứu độ, hóa độ.
Vì căn nguyên của khổ, của hoạn nạn là do duyên nghiệp, nên khi chia sẻ nhân quả, sự thật của vữ trụ hai chân lý tức là giúp chúng sinh sống đúng nhân quả và đối mặt với hoạn nạn bằng chân tâm thì dần dần sẽ vượt qua dễ dàng.
Hóa độ: chính là sự chuyển hóa, là giúp chúng sinh chuyển hóa trí tuệ từ u mê thành giác ngộ, chuyển hóa tâm từ bí bách thành an vui, chuyển hóa năng lượng từ tiêu cực thành tích cực. Trong hóa độ cũng có cả cứu độ và phổ độ.
Ba phương pháp cứu độ, phổ độ, hóa độ tuy là ba nhưng đôi khi nó là một, nên khi ta đi lan tỏa, chia sẻ trên con đường giác ngộ ta không nên phân biệt phương pháp nào mới là cao siêu, mới là nhất, mà ta phải khéo léo vận hành nó, ta đừng định vào việc ta chỉ cần phổ độ mà không cần cứu độ, hóa độ hoặc chỉ cần hóa độ mà không cần phổ độ, cứu độ. Vì có những trường hợp ta phải cứu độ người ta trước đã để giúp người ta vượt qua được nguy hiểm, hoặc có những trường hợp ta phải hóa độ trước để người ta có niềm tin… Tức là tùy vào trường hợp, tình huống cụ thể mà ta luôn phải khéo léo vận dụng kết hợp một trong ba phương pháp ở trên.



Chữ Vô trong Phật Vô Phật là gì? Chữ Vô chính là chân lý vạn vật của phật, phật cũng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, tất cả đều do duyên nghiệp hay gọi là nhân quả.
Tức phật do duyên mà sinh do duyên và diệt, khi khổ đau đến các chân tu đối mặt với khổ đau bằng chân tâm và thấu hiểu khổ đau vượt qua khổ đau, chấp nhận hi sinh lợi ích của mình để đem lại niềm vui hạnh phúc cho chúng sinh trời người thì sinh ra phật, khi khổ đau đến mà phật lại chấp ngã và tạo ra hành đông tạo nghiệp thì phật sẽ hoại diệt.

Chữ Phật thứ hai là chân lý giác ngộ của phật, trở thành phật cũng khổ mà không trở thành phật cũng khổ, nên tất cả chúng sinh phải về chân tâm để đối mặt với tất cả khổ đau để đem lại niềm vui hạnh phúc cho chúng sinh trời người, để kéo dài sự sinh tồn của phật.
Nếu thành phật rồi mà ta chấp ngã thì ta cũng hoại diệt đi phật. Vì khi chấp ngã, trí tuệ bám định thì năng lượng hoại diệt vào hoại diệt đi những hạt năng lượng có trí tuệ siêu phức tạp của tuệ linh, làm cho tuệ linh dần mất đi trí tuệ và trở thành u mê, mất đi quả vị Phật.
Sưu tầm và biên soạn theo nguồn "Bát không chân kinh".

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn